Danh nhân Nam_Xuân,_Nam_Đàn

  • Nguyễn Thúc Kiều, cử nhân nho học, thầy dạy của nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Ông Kiều đỗ Cử nhân năm Mậu Dần (1878) dưới triều Tự Đức., được bổ dụng làm Hành tẩu Bộ Công, hàm Biên tu (1880). Năm 1881, ông từ quan về quê mở trường dạy hoc.
  • Nguyễn Thúc Dinh, đỗ phó bảng, Thị lang Bộ Lại triều đình nhà Nguyễn (tương đương Thứ trưởng Bộ Nội vụ), đã từng nhận được Bắc đẩu bội tinh và Long bội tinh.
  • Nguyễn Thúc Hào, thủ khoa vào trường Quốc học Huế Năm 1924, Nguyễn Thúc Hào thi đỗ thủ khoa vào trường Quốc học Huế (á khoa là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đây cũng là người bạn thân học cùng và làm việc trong nhiều năm về sau này). Năm sau, ông chuyển ra Hà Nội, vào học Trường Albert Sarraut.

Năm 1929, thì sang Pháp, thi đỗ tú tài toán tại Aix-en-Provence. Ông theo học trường Đại học Khoa học Marseille.Sau 4 năm học tập, ông thi lấy 6 chứng chỉ: toán học đại cương, giải tích toán học, vật lý đại cương, cơ học lý thuyết, cơ học chất lỏng và thiên văn học. Ngoài ra, ông còn viết xong luận văn cao học, nay gọi là thạc sĩ, về một đề tài liên quan đến hình học và cơ học.Năm 1935, ông trở về dạy toán tại trường Quốc học Huế. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm giám đốc Vụ Trung học Trung Bộ.Chẳng bao lâu sau, ông chuyển ra thủ đô Hà Nội, nhận chức tổng thư ký kiêm giám đốc trường Đại học Khoa học Hà Nội - nay là trường Đại học Quốc gia. Ông đã mời một số nhà khoa học nổi tiếng đến dạy ở trường: Tạ Quang Bửu, Ngụy Như Kon Tum dạy vật lý, Hoàng Xuân Hãn dạy toán...Sau khi Hà Nội giải phóng, ông giữ chức phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bên cạnh giáo sư hiệu trưởng Phạm Huy Thông.Tiếp đó là 15 năm liền, 1959-1974, ông trở về quê hương, xây dựng trường ĐH Vinh từ những ngày đầu sơ khai. Ông là hiệu trường đầu tiên của trường trường Đại học Sư phạm Vinh. Đây là trường đại học tiền tuyến của miền Bắc XHCN và là trường ĐH lớn thứ hai của Việt Nam (sau hệ thống Đại học Quốc gia) - cái nôi đào tạo nhiều lãnh đạo của Đảng và nhà nước Việt Nam.Ông còn là một nhà hoạt động xã hội nhiều mặt, như đại biểu Quốc hội ba khóa liên tiếp (2,3,4), Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An, Ủy viên ban chấp hành Hội Hữu nghị Việt-Pháp.Giáo sư Nguyễn Thúc Hào đã nhận được nhiều huân huy chương của nhà nước Việt Nam: Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng 2,3 / Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất / Huân chương Lao động hạng nhất.Sau đó, ông nghỉ hưu và sống tại Hà Nội.